Một nghìn lẻ một câu chuyện với hàng xóm khi thuê nhà nguyên căn

Chị Hương tỏ ra ngán ngẩm khi chia sẻ câu chuyện của mình, dù công việc mua bán khá tốt nhưng vì tính khí của những người hàng xóm trong con hẻm nhỏ này khiến chị phải rời đi. Hùng cũng vừa thuê một căn nhà bên trong con ngõ này, nhưng ngay ngày đầu đã gặp không ít câu chuyện dở khóc dở cười. Hôm nay hãy cùng website cho thuê nhà nguyên căn chúng tôi tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra bên trong con hẻm này thông qua bài viết: “một nghìn lẻ một câu chuyện với hàng xóm khi thuê nhà nguyên căn” nhé.

Mục lục

Những câu chuyện dở khóc dở cười với hàng xóm khi đi thuê nhà

“Bà con xa không bằng láng giềng gần”, nhưng chắc có lẽ điều này chỉ phù hợp với ở đâu, chứ ngay con hẻm mà chị Hương, Hùng đang chia sẻ với chúng tôi đây thì thật không biết phải nói thế nào. Nhẫn nhịn, là cách duy nhất mà chị Hương làm trong gần 7 tháng qua. Còn Hùng, ngay ngày đầu chuyển đến đã bị hàng xóm “cảnh cáo” trước khi mở cổng để chuyển đồ vào trong nhà. Cùng điểm qua một vài tình huống với nỗi khó xử của người đi thuê nhà nguyên căn bên dưới đây.

1. Hàng xóm khó dễ, tỏ vẻ “hổ báo”

Hùng hôm nay chuyển đồ đạc đến căn nhà mới thuê được, vừa cho xe lùi vào hẻm để bốc đồ xuống, thì chẳng may một bác hàng xóm cởi trần bước đến và nói: “Cho xe ra nhanh”, nhưng Hùng cố xin cỡ 10 phút để dở đồ xuống, nếu không thì đồ để ở đầu hẻm khinh vào thì rất xa và khó khăn. Thế nhưng đáp lại lời xin xỏ của cậu, bác hàng xóm gằn giọng: “Không, cho xe ra nhanh lên, không là không”. Thấy bác định ra tay với Hùng, tài xế trên xe lập tức cho xe ra lại đầu hẻm và đặt đồ xuống. Cuối cùng một mình Hùng phải mất gần 1,5 giờ đồng hồ để chuyển hết đồ vào trong căn nhà.

Hàng xóm khó dễ, tỏ vẻ “hổ báo”
Hàng xóm khó dễ, tỏ vẻ “hổ báo”

Bác hàng xóm khi thấy Hùng chuyển xong đồ đạc, thì đi đi lại lại nói lớn: “M*, cái hẻm này mà tài xế đòi cho xe vô, có lần sau nữa là coi chừng. Đi thuê nhà mà không biết ý tứ”. Một thanh niên xăm trổ ngồi gần đó cũng lên tiếng đồng tình, và miệng liên tục chửi thề và nói những lời hăm dọa như thể đang muốn nói với Hùng. Cậu sau khi nghe được đã nhanh chóng đi vào nhà và chẳng nói gì. Sau đó Hùng nhắn hỏi vị khách cũ thuê ở đây thì được biết hàng xóm quanh đó nếu là chủ nhà luôn thì không ai thân thiện cả, mặc may là những người đi thuê nhà nguyên căn giống họ thì mới cảm thông cho nhau mà thôi. Hùng sau khi nghe được, cũng lấy làm quan ngại nhưng đã lỡ đóng nhà và cọc, cũng ký luôn hợp đồng 3 năm để tiện cho việc kinh doanh rồi nên cũng không thể làm gì khác được.

2. Rác là riêng nhưng lại để “chung”

Hùng cả ngày hôm đó ở trong nhà hì hục lau dọn, rác trong nhà được dồn thành một túi để ở thùng rác phía trước nhà. Tuy nhiên sáng hôm sau tỉnh dậy, một đống rác không biết từ đâu tấp đến chỗ để rác của cậu. Rác có mùi kinh khủng, được để vương vãi ngay cổng nhà của mình. Thấy Hùng đứng đó ngây người, chị Hương ở đối diện cũng là khách thuê nhà nguyên căn trong căn hẻm này đi qua và nói nhỏ: “Rác là riêng từng nhà, nhưng vì 4 căn gần nhà cậu đều là người ở đây, có mình cậu đi thuê thôi nên họ cứ dồn rác ra phía căn nhà cho thuê này vậy đó. Lúc chị mới dọn đến đây đã thấy họ làm vậy rồi, người thuê trước cậu cũng không làm gì được, vì những hàng xóm ở đây rất dữ tợn. Cậu em mà mở lời thắc mắc là có khi họ động tay động chân luôn đó. Nên thôi cố nhịn nếu em muốn tiếp tục làm ăn ở đây nha”.

Rác là riêng nhưng lại để “chung”
Rác là riêng nhưng lại để “chung”

Thế là Hùng cùng chị trò chuyện, được biết chị ở đây được 7 tháng rồi, giờ sắp chuyển đi mặc dù nhà còn hợp đồng gần nửa năm nữa. Tuy nhiên cũng vì hàng xóm trong con hẻm này gây khó dễ quá. Chị mua bán quần áo online nên hay đóng hàng gửi khách, có shipper hay vô ra này kia. Mà mấy người hàng xóm không thích, nói chị kinh doanh mà ồn ào. Rác thì cũng làm vậy cứ đem ra để “chung” trước nhà chị vậy đó. Mấy căn mà thuê lại trong hẻm này đều có tình trạng tương tự. Cũng có không ít lần gây gổ đánh nhau chỉ vì phân xử câu chuyện rác là riêng nhưng lại để “chung” trước nhà của người đi thuê. Nhiều khách thuê cũ cho rằng, có thể do chủ nhà không có mặt ở đây, nên các chủ nhà bên cạnh tự tin “ức hiếp” khách đi thuê nhà.

3. Sau 19 giờ là “giới nghiêm” nhưng 5 giờ sáng thì hàng xóm náo nhiệt

Hùng còn bất ngờ hơn khi biết được, cứ sau 19 giờ là tự động con hẻm này hình thành giờ “giới nghiêm”. Tức mọi thứ đều phải đi nhẹ nói khẽ, chị Hương nói: “Lúc chị mới đến, hay ra ngoài rồi về cỡ 9 giờ tối, thì sáng hôm sau cô hàng xóm sống ở đây ra nhắc khéo về chuyện khuya rồi mà còn làm ồn, tiếng xe không ngủ được. Chị lúc đó cũng đứng hình vì không biết mọi người sống ở trung tâm nhưng lại không khác gì là một vùng nông thôn vậy. Sau 19 giờ là không được làm ồn. Nhưng lạ thay là 4, 5 giờ sáng những người trong xóm này lại vô cùng ồn ào. Họ tập thể dục, nói chuyện rất to, gọi nhau í ới mà chả để ý đến ai xung quanh. Tất nhiên họ đều là dân gốc ở đây chứ không phải là người đi thuê như chị em mình. Nói chung chị cũng ráng gồng 7 tháng nay, dù làm ăn ở đây cũng được nhưng ngặt nỗi hàng xóm trong con hẻm này gây khó dễ quá, nên chị buộc phải chuyển đi, dù còn hợp đồng”

4. Đã là người đi thuê nhà nguyên căn thì phải “ráng chịu”

Chị em đứng nói với nhau một chút, cũng nói về tình hình mua bán trong con hẻm này. Đa phần những căn buôn bán phía trước đều là người đi thuê lại nhà nguyên căn sau đó mở shop. Nên cũng thân thiện lắm, hay giúp đỡ nhau này kia. Con hẻm này nằm trong trung tâm quận 3 nên cũng có khách ghé mua đồ offline luôn, nhưng khá hạn chế, tất cả là vì một số hộ dân ở đây khó chịu. Cuối cùng Hùng cũng đã biết tại sao một số cửa hàng trong con hẻm này lại chỉ để khung thời gian hoạt động là từ 9 - 18h mỗi ngày trong khi quận 3 lại tấp nập người qua lại. Chị Hương còn kể và nhắc thêm cho Hùng vài điều trong con hẻm này đối với một người đi thuê nhà như họ sẽ phải như thế nào.

Đã là người đi thuê nhà nguyên căn thì phải “ráng chịu”
Đã là người đi thuê nhà nguyên căn thì phải “ráng chịu”

Ngoài việc thực hiện giờ “giới nghiêm” như chị nói, hoặc là việc rác sẽ để ở nhà người đi thuê ra, thì để xe phía trước nhà quá lâu hoặc trong quá trình sinh hoạt mà làm ồn ào quá lớn cũng sẽ bị nhắc nhở. Đặc biệt, người dân trong hẻm có thể được quyền cho xe tải ra vô vận đồ, nhưng còn khách đến đây thuê thì không có đặc quyền đó. Tất cả phải để ở đầu hẻm rồi tự đưa vào sau. Tiệm nào có chỗ để xe thì khách đến mua để xe ở chỗ đó, tiệm nào không có chỗ đậu mà đậu phía trước là không được, sẽ bị nhắc nhở ngay. Và tiếp sau đó là một nghìn lẻ một câu chuyện mà những người hàng xóm quay đây đối xử với người đi thuê nhà.

Hùng sau khi nghe qua một vài quy định “lạ lùng” ấy đã không khỏi hoang mang vì những bất ổn mà mình sẽ phải gặp trong thời gian tới đây. Vì cậu cũng chuẩn bị mở một cửa hàng kinh doanh quần áo, vừa ký hợp đồng 3 năm. Hùng đang phân vân không biết mình phải quyết định như thế nào vì đã lỡ thuê nhà nguyên căn trong một con hẻm “bất ổn” như thế này. Nhưng chắc có lẽ đây là tình cờ, và hàng xóm sẽ thân thiện hơn nếu những vị khách mới chuyển tới đây như Hùng biết cách dung hòa và thuận thảo với họ. Bài viết đến đây là kết thúc, cảm ơn quý vị độc giả đã đón đọc bài chia sẻ này.

Có thể bạn quan tâm
Lên trên